Hôm nay, VMT sẽ chia sẻ một công thức đơn giản nhưng tinh gọn để bạn lên kế hoạch mua đồ bảo hộ hiệu quả, tiết kiệm và hợp lý — đúc kết từ kinh nghiệm cá nhân, những lần “hít đất”, và những chia sẻ từ anh em trong cộng đồng chơi xe.
1. Nón bảo hiểm: 30% – 40%
Nón là cái quan trọng gần như là nhất khi chạy xe, nên có nón tốt là điều kiện tiên quyết. Và cũng vì thế tiền mình chi cho nón có thể chiếm từ 30% -40% tổng tiền cho đồ bảo hộ. Lý do đầu là nón bảo vệ đầu, bộ phận coi như quan trọng bật nhất. 2 là bạn có thể mập lên hoặc ốm đi, nhưng size đầu gần như không thay đổi. Nên 1 cái nón bảo hiểm có thể đi theo bạn 3-6 năm là chuyện bình thường (quần áo giáp thì không chắc nha). Và đây cũng là thứ đầu tiên nên nâng cấp nếu như các bạn quyết định nâng cấp đồ bảo hộ của mình.
✅ Ưu tiên chọn nón đạt chuẩn an toàn quốc tế (DOT, ECE).
✅ Tránh nón giả tem – hãy kiểm tra kỹ nguồn gốc và chứng chỉ.
✅ LS2, POC… là những thương hiệu tầm trung có uy tín, phụ kiện dễ thay, phù hợp với người mới bắt đầu.
Bạn có thể chọn bất cứ hãng nào, miễn là phải có đc 2 cái chứng nhận trên (chứng nhận real nha chứ có 1 số nón nó dán tem lên đấy). Không nhất thiết phải cố lên các hãng cao cấp, mua phù hợp túi tiền. VMT chưa thử hết các dòng mũ, nhưng với những dòng mình đã thử thì mình đánh giá sơ như sau:
📌 Trong tầm giá rẻ có Yohe chất lượng khá ok, nếu không thích thiết kế của Yohe thì bạn ngó qua ROC cũng ổn, sau đó thì Ego
📌 Các bạn có thể thử HJC C10 đạt chuẩn ECE 22.06 với giá 2mx an toàn hơn cả mấy con 4-5m chuẩn 22.05 cũ
2. Găng tay và giày : 20%
Đối với găng – các bạn có thể làm giống VMT: găng ngắn chạy gần với găng dài để đi tour. Có 1 vấn đề nan giải là khả năng chống nước của găng, cái này mình có thể giải quyết bằng cách đeo lót 1 lớp găng tay y tế; có thể nó không êm ái nhưng sẽ đảm bảo tay các bạn luôn khô. Và đây là món tiếp theo các bạn nên nâng cấp sau nón bảo hiểm vì tay là nơi các bạn điều khiển xe. Tay lái vững thì mới an toàn được.
Găng tay các bạn có thể chọn bất cứ loại nào trên thị trường miễn là nó có 1 lớp vải may dày lên ở lòng bàn tay và sau lưng bàn tay là được. Găng tay thực tế ít có tiêu chuẩn xác định rõ, nên là hãy chọn loại nào phù hợp với tay, và có thể bảo vệ được nhiều vị trí nhất có thể. Găng chống nước giá mềm + công dụng ok mình recommend các bạn nghía qua Spidi rainshield.
Đối với giày đi tour: Nếu có thể nên mua giày chuyên dụng vì nó sinh ra để làm việc đó. Tuy nhiên, giữa giày đi làm (giày bảo hộ lao động – mũi nhựa hoặc mũi sắt) và giày chạy xe (Alpinestars street) thì trừ việc đôi đi làm nặng hơn thì 2 đôi bảo vệ như nhau. Nên mấy bạn có thể sử dụng workboots để chạy xe bình thường. Tuy nhiên nếu có thể hãy lên giày chuyên dụng có cổ dài qua mắt cá chân. Vì khi té ngã, 2 đôi cổ ngắn phía trên chỉ giúp bạn tránh trầy xước. Chỉ có những đôi cổ cao mới có thể bảo vệ được mắt cá và ống quyển.
Chọn giày như thế nào: càng thoải mái càng tốt, chống nước được càng tốt. Tuyệt nhiên nên hạn chế đeo sneaker vì té xuống là nó rách ngay lập tức, và chắc chắn không nên mang dép tông hoặc sandal.
3. Số còn lại dồn hết vào quần áo: 50%
Quần áo có thể xem là thứ gắn bó với bạn lâu nhất trừ khi bạn thay đổi về cân nặng. Hai nữa là thực tế VMT thấy sau khi va chạm té ngã, gần như tất cả các giáp đều được khuyên không nên tái sử dụng cho dù trông nó có ổn đến mức nào. Thứ hai là quần áo giáp là thứ ít được sử dụng nhất trong set giáp vì tính cầu kì và hơi rườm rà của nó nên luôn là thứ ít sử dụng nhất. Giáp càng đắt thì chất liệu vải càng tốt, phần nhựa bảo vệ các vị trí cơ thể nhiều hơn, và khả năng chống nước tốt hơn.
Về việc chọn giáp, mọi người nên ưu tiên mua giáp theo set (gồm áo và quần chung 1 hãng) vì bọn đó thiết kế để đi với nhau. Khi mua giáp cái các bạn cần là kiểm tra đường chỉ đầu tiên, vì trong tình huống té ngã mà chỉ nó bung thì bộ giáp coi như ném. Nên ưu tiên mua các hãng thông số về giáp được công bố rộng rãi và có các chỉ số an toàn được nêu kèm đầy đủ. Hiện tại trừ giáp đi nắng thì đa số các giáp chạy motor có khả năng kháng nước. Chúng ta không thể đòi hỏi 1 bộ giáp chống nước chỉn chu với mức giá rẻ, nhưng có thể chạy theo điều kiện thời tiết được.
Nếu khả năng tài chính hạn chế thì cần ưu tiên mua áo giáp hơn quần giáp.
Trái với suy nghĩ số đông là phần chân gần mặt đất, dễ bị thương nên ưu tiên mua quần. Thực ra, các chấn thương nghiêm trọng thường xảy ra ở vai, cánh tay, đặc biệt là vùng ngực… Vì vậy, có thể mua áo giáp, còn quần thì xài tạm giáp gối rời nếu kinh phí hạn chế
Đây là mấy cái linh tinh VMT tìm hiểu sau 1 khoảng thời gian chạy xe. Cái này chỉ dùng để tham khảo giúp các bạn lựa chọn đồ bảo hộ dễ dàng hơn. Nhu cầu mỗi người mỗi khác nên mọi người nhớ là đồ chọn cho mình, dùng để bảo vệ mình. Giáp không bảo vệ các bạn 100%, nó giúp giảm thiểu thương tích khi xảy ra va chạm, sự cố. Nên dù có là giáp gì đi nữa lái xe an toàn vẫn là điều kiện tiên quyết. Và trang bị đầy đủ là thứ luôn phải đi kèm. Cá nhân VMT từng nhận hậu quả khá đắt khi không có đồ bảo hộ (giáp đầu gối) nên là mọi người đừng chủ quan, mọi thứ có thể xảy ra rất bất ngờ.
🎯Tóm lại, nếu chưa có nhiều budget thì mình hãy sắm theo mức độ ưu tiên và phải biết tự hãm lại. VMT chúc mọi người có chuyến đi an toàn nhaa ❤️